Chương 1: Nghe trẻ hát, Tùy Văn Đế truất Đông Cung
Truyện nhà Chu.
Khi đó nhà Chu nước mạnh, dân giàu, Bắc Tề Tây Ngụy khởi nghịch ngoài bờ cõi. Chu chủ sai đại tướng Dương Chung làm Nguyên soái con là Dương Lâm làm Tổng quân, cử sáu mươi vạn binh chinh phạt Bắc Tề, Tây Ngụy.
Dương Lâm mặt như nhồi phấn, người cao chín thước, quen dùng đôi long bổng nặng ba trăm cân, sức mạnh như sư tử.
Đại binh nhà Chu đánh dẹp Bắc Tề có trong vòng nửa tháng đã toàn thắng
chiếm giữ hết các thành trì. Dương Chung cho yết bảng an dân rồi kéo
quân về phục mạng Chu chúa. Chu chúa cả mừng phong cho Dương Chung làm
Tùy Công, cai quản nước Tùy để thống nhất giang sơn từ đó, lại phong
Quang Lâm làm Đại nguyên soái chỉ huy cả mười vạn quân binh bộ.
Dương Chung có một con trai là Dương Kiên, mắt sáng như sao bàn tay có
ba chữ Nghiễm Thanh vương. Vợ chồng Dương Chung mừng rằng con trai là
bậc phi thường. Dương Chung chết. Người con đó là Dương Kiên lên nối
tước, là Tùy Công. Chu chủ thấy Dương Kiên tướng mạo khác thường, có ý
nghi. Dương Kiên biết vậy, đem ngay con gái gả cho Thái tử để xóa lòng
nghi kỵ của Chu chủ.
Ít lâu sau, Chu chủ băng hà Thái tử thì nhu nhược. Dương Kiên mượn sức
chú là Dương Lâm truất bỏ Thái tử đoạt lấy giang sơn nhà Chu, lên ngôi
Hoàng đế, cải hiệu là Đại Tùy.
Dương Kiên tự xưng là Tùy Văn Đế, dựng con trưởng là Dương Dũng làm Thái tử, con thứ làm Tấn vương, lại phong Quang Lâm làm Cao Sơn vương phong
Cô thị làm Hoàng hậu. Tùy Văn Đế hết sức sửa sang việc triều chính, văn
thần có Kỳ Đức Lân, Cao Đĩnh, Tô Úy. Võ ban có Dương Tố, Lý Quốc Thiên,
Hạ Nhược Bật, Hàn Cầm Hổ, vua tôi cùng mưu tính sự thâu đoạt Nam Trần.
Đây hãy kể. Trần Hậu Chúa thông minh tuyệt bậc. Chỉ vì đa tửu sắc, ngày
đêm say đắm hai mỹ nhân là Trương Lệ Hoa và Khổng Quý Lân. Lại thêm hai
kẻ quyền gian là Khổng Mạnh, Giang Thông luôn luôn xiểm nịnh lôi kéo
Trần Hậu Chúa vào vòng đọa lạc dâm ô, tiếng xấu đồn đại đi các nước.
Nhân cơ hội đó, Tùy Đế cùng Dương Tố thương nghị, cử đại binh đánh Trần. Con thứ là Dương Quảng tức Tấn vương dầu không quen việc chiến trận
nhưng cũng cứ muốn lĩnh binh mã đánh Trần là vì thấy Thái tử Dương Dũng
nhu nhược nên Quảng có ý đoạt ngôi của anh.
Quảng tâu :
- Chúa Trần hoang dâm vô đạo, không đáng giữ giang sơn, con xin đi chinh phạt.
Vừa lúc ấy có tin báo :
- La Nghệ đã đem binh đến đánh Ký Châu.
Nghe tin Tùy Đế sai Dương Lân đem binh đi cứu giữ Ký Châu.
Đoạn, lại sai Tấn vương làm Đô nguyên soái Dương Tố làm Phó nguyên soái, Trương Đĩnh Cao Mã làm trương sử tư mã. Cầm Hổ, Nhược Bật làm tiên
phong đem hai mươi vạn binh đi đánh Trần.
Tần vương phục mệnh, thống lĩnh tướng sĩ đi như thác.
Quan trấn ải nước Tần thấy dại binh Tùy kéo đến vội dâng sớ về triều cáo cấp. Nhưng Giang Thông, Khổng Mạnh lại dìm giấu sớ đi, vì vậy binh Tùy
thừa thế kéo đến Quảng Nam, qua luôn Thái Thạch.
Tướng giữ Thái Thạch là Từ Tư Kiện thấy quân mã Tùy uy dũng quá, kinh sợ, bỏ thành mà chạy.
Khi đó Trần Hậu Chúa đang ôm gái đẹp trong tay, không biết giặc dã như
sóng bể tràn ngập cả nội địa rồi. Ba ngày sau nghe tin khẩn cấp, vội
giụi mắt ra triều sai hai tướng là Tiêu Mã Kha và Nhân Trung kéo quân ra chống giữ.
Hai bên dàn trận thế. Tướng Trần là Tiêu Mã Kha thúc ngụa múa đao ra
đánh. Tướng Tùy là Hạ Nhược Bật đánh chừng năm mươi hiệp rồi thét to một tiếng đâm Tiêu Mã Kha nhào xuống ngựa chết ngay.
Quân Trần mất tướng chạy xô nhau mà chết. Nhân Trung biết một mình không đương nổi quân Tùy cũng bỏ chạy về xin chịu tội.
Trần Hậu Chủ không quở trách nói :
- Đất nước ta vượng khí đế vương, binh Tùy dẫu dũng mãnh cũng không làm gì ta nổi!
Rồi lại cho Nhân Trung vàng bạc để lấy lòng rồi sai Trung ra đánh nữa.
Trung lo lắng lắm, bất đắc dĩ phải mở cửa thành ra quân. Gặp ngay tướng
Tùy là Hàn Cầm kéo đến. Trung sợ sệt, xuống ngựa, ném giáo đầu hàng.
Trung muốn lập công, hướng dẫn binh Tùy vào lấy thành.
Dân chúng thấy giặc vào nhớn nhác, kêu khóc vang trời đất. Vậy mà ngao
ngán thay, Trần Hậu Chúa ngồi ôm gái đẹp mà chờ tin thắng trận! Cho tới
lúc quân reo ngựa hí vang ầm lên, hôn quân mới cuống cuồng, lật bật
quẳng mũ, ôm đầu chạy trốn.
Quan Bốc sạ là Trương Hiền chạy vào nói :
- Xin Chúa Công cứ đội mũ, mặc giáp ngồi yên ở trên ngai.
Trần Chủ hoảng hốt nói :
- Giặc đông như ong vỡ tổ, sao bảo ta ngồi cho chúng giết?
Nói rồi hai tay dắt hai mỹ nhân, chạy đến bên giếng Cảnh Dương.
Thốt nhiên tiếng quân reo lửa cháy rực tròi. Trần Chủ bay hồn hoảng vía
dắt người yêu nhảy xuống giếng sâu. May mà tiết đông nước chỉ ngang đầu
gối nên chưa đến nỗi xuống suối vàng!
Binh Tùy tìm kiếm hôn quân, không thấy, bắt cung nhân ra hỏi.
Chúng chỉ ra giếng Cảnh Dương. Quân Tùy kéo ồ ra bờ giếng nhìn xuống chỉ thấy sâu như địa ngục, chúng gọi không thấy ai thưa bèn hô nhau lấy đá
ném xuống.
Khi đó, Trần mới kêu lạy, và xin dòng thừng xuống cho lên. Chúng cho thừng xuống kéo hôn quân và hai mỹ nữ lên.
Trần Chúa lên tới mặt đất, sụp xuống lạy tướng sĩ nhà Tùy.
Hàn Nhược Bật phì cười sai giam Trần Chúa vào một nơi canh giữ rất cẩn
mật. Tấn vương tới sau, mừng lắm, truyền chiêu an bách tính.
Sau đó Tấn vương sai Cao Đức Hoàng đi bắt hai mỹ nhân đem vào nội cung dùng.
Cao Đĩnh nói :
- Tấn vương làm Nguyên soái đề binh đi đánh kẻ dâm ô sao bây giờ cũng
lại dùng nữ sắc, e rằng lòng dân không phục, lòng quân không kính.
Đoạn có ý không muốn cho con đi bắt.
Lý Uyên nói :
Lệ Hoa, Quý Tần là loài quỷ nữ làm mê đắm vua Trần. Nước mất, ngai đổ, thành tan vì hai đứa ấy, ta nên giết ngay đi.
Cao Đĩnh khen phải. Con là Cao Đức Hoàng nói :
- Tấn vương đang cầm binh mã, ta chống cự sẽ bất lợi cho ta chăng?
Lý Uyên đã quyết, bèn truyền quân sĩ giải hai người con gái đến, chém ngay.
Tấn vương cự Cao Đức Hoàng :
- Sao cha con ngươi để cho Lý Uyên giết mỹ nhân?
Rồi từ đó mang hiềm thù đối với Lý Uyên.
Đây cần nói qua về Lý Uyên. Khởi dầu, Uyên dấy binh tại Thái Nguyên, tự
xưng là Đường Châu. Khi ra trận, bắn bảy mươi hai phát tên chết bảy mươi hai tướng, tiếng tăm vang dậy cả bốn phương.
Sau khi mất mỹ nhân Tấn vương giận Uyên lắm...
Uyên truyền chém Khổng Mạnh cho yên lòng dân đoạn kéo binh về triều.
Thấy Tấn vương toàn thắng ca khúc khải hoàn. Tùy đế cả mừng, phong cho
Tấn vương làm Thái úy, phong Dương Tố làm Việt Quốc công, con là Dương
Cẩm làm khai phong. Hà Nhược Bật làm Tống công, Cao Đĩnh làm Tề công, Lý Uyên làm Đường công.
Uy quyền của Tấn vương từ đó mỗi ngày một lớn. Dưới trướng, mưu sĩ kéo
nhau đến rất nhiều. Trong số đó, Tấn vương trọng dụng nhất một người là
Vũ Văn Thuật, tự là Tiêu Trần Bình. Tấn vương đã nhắc Thuật lên làm Thứ
sử, cạnh Thuật lại có Trương Hành để ngày đêm bàn mưu tính kế. Sau này
con Thuật là Hóa Cập, sẽ cướp ngôi nhà Tùy, xưng là Hứa vương.
Tấn vương coi mấy kẻ đó là tâm phúc để cùng mưu đoạt lấy Đông Cung, Thuật bàn :
- Nếu Chúa công muốn mưu việc ấy, tất phải theo ba kế hoạch ngay mới xong.
Vương vội hỏi :
- Kế thế nào, túc hạ nói ta nghe.
Thuật ung dung nói :
- Điếu thứ nhất: Hoàng hậu không yêu gì Đông Cung. Chúa công nên đùng kế khổ nhục, khi làm cho Hoàng hậu động lòng thương xót đến Đông Cung, khi chọc tức cho Hoàng hậu giết Đông Cung.
Điều thứ hai: nên cần một đại thần thân tín nói cho thuận tai Hoàng
thượng, thỉnh thoảng lại gièm pha thêm vào, trong ngoài cùng đánh ập
lại, muôn phần phải thắng.
Điếu thứ ba: tự nhiên truất bỏ Đông Cung là việc lớn. Có tội mà bỏ mới
khỏi nghịch lòng dân, Chúa công sẽ mua chuộc một kẻ thân cận của Đông
Cung, xui nó đem chuyện phao ra ngoài mà chỉ ra chứng cớ đương nhiên,
khiến Đông Cung không cãi được. Làm được ba điều ấy, lo gì kế không
thành? Nhưng Chúa công chớ tiếc bạc vàng mới xong.
Tấn vương khen kế hay, hứa sẽ cho Thuật cùng hưởng phú quý.
Vương dùng ngay vàng bạc trong triều mua lũ tham quan, trong điện mua lũ hoạn quan cung nữ. Duy có Đường công, tỏ ra không phục, nói :
- Thờ chúa trị dân phải nhìn vào việc công chớ không nhận sự tư tình.
Rồi chối từ không lấy lễ vật của Tấn vương.
Lại có quan đại lý tư khanh, tên gọi là Dương Ước chơi thân với Vũ Văn
Thuật, Thuật đến thăm Uớc dâng lễ vật của Tấn vương. Ước ngắm nhìn lễ
vật hỏi :
- Lễ vật của ai, đại huynh dạy thật cho. Tiểu đệ chưa từng thấy báu vật thế này bao giờ.
Thuật nói :
- Đó là của Tấn vương đưa tặng đại huynh, để phiền nhờ một việc mong đại huynh nhận cho.
Ước nói :
- Xin cho biết chuyện, rồi bái lĩnh sau.
Thuật nói :
- Đại huynh có biết mình đang ngồi trên lửa cháy không?
Ước giật mình. Thuật nghiêm mặt nói :
- Đại huynh phải biết rằng Đông Cung không bằng lòng lệnh huynh đã lâu.
Mai kia Tấn vương lên ngôi Hoàng đế, liệu đại huynh có yên không? Hiện
giờ Đông Cung ăn chơi phóng túng, Hoàng thượng có lòng muốn truất bỏ.
Nay nhờ đại huynh gièm Hoàng thượng một câu, khi Đông Cung bị bỏ, Tấn
vương được dựng lên, ơn ấy Tấn vương sẽ ghi lòng tạc dạ, anh em ta sẽ
được giàu sang chẳng diễm phúc lắm sao!
Ước nói :
- Đại huynh nói phải. Nhưng xin cho một ngày để tôi bàn soạn với anh tôi.
Từ cáo biệt ra về, hôm sau nữa Dương Ước đến thăm anh là Dương Tố, làm ra phiền não, Tố kinh ngạc hỏi tại sao? Ước nói :
- Mấy bữa nay, tên hầu Đông Cung là Tô Hiến bảo rằng: Thái tử có ý giận
huynh trưởng lắm. Thái tử có nói ra miệng sẽ tìm cách giết anh.
Tôi lo cho phận anh mà mấy đêm nay bỏ ăn, mất ngủ!
Tố cười nhạt nói :
- Ta có làm gì cho Đông Cung mếch lòng đâu. Ta không sợ, kẻ xấu miệng gièm pha đó thôi!
Uớc nói :
- Đó là Sự thật. Anh ngồi nhà không nghe thiên hạ đã bàn ran thành. Một
mai, Thái tử lên ngôi, tôi lo anh không có chỗ mà đội mũ.
Tố nói :
- Ý em muốn ta từ bỏ đi lánh nạn, hay là hùa theo hắn?
Ước cười :
- Bỏ chức mà đi là hèn. Theo đứa trẻ con ấy là bất trí. Chi bằng nhổ ngay cái gai ấy đi cho khỏi chướng. Anh nghĩ thế nào?
Tố vỗ tay cười mà rằng :
- Em nghĩ ra kế ấy, may cho ta lắm.
Rồi lại nghiêm mặt nói :
- Việc ấy phải làm ngay, nếu chậm trễ Thái tử lên ngôi vua, vạ sẽ đến như lửa cháy cả bốn bể, chạy đi dâu cho thoát?
Tố gật đầu khen phải.
Từ đó, ngày ngày Dương Tố cố ý theo sát bên Tùy đế, sự tốt của Tấn
vương, sự xấu của Đông Cung thái tử. Tùy đế tin yêu Dương Tố, không ngờ
một câu nào. Hoàng hậu cho Tấn vương là hiếu lễ, đem lòng ghét Đông
Cung. Vì vậy Đông Cung như ngồi trên gai lửa.
Thuật lại dò biết Thái tử có một tên hầu cận rất thân tín, tên gọi là Cơ Thích, cùng Đoàn Đạt chơi thân với nhau. Thuật bèn dùng vàng nhờ Đoàn
Đạt mua chuộc lòng Cơ Thích để rình tội lỗi của Đông Cung. Do đấy mà
Thái tử phút chốc trở nên cái bia chịu đạn tên bắn mãi vào không còn
cách nào che đỡ nữa.
Nhắc lại chuyện Cô Sơn vương là Dương Lâm đem năm vạn quân thẳng tới Ký
Châu đánh La Nghệ. La Nghệ, hiệu Liêm An là con Doãn Cương Bắc Tề. Doãn
Cương phong cho Nghệ trấn giữ Yên Sơn. La Doãn Cương mất sớm, La Nghệ
hãy còn ít tuổi nối chức Yên công. Vợ Nghệ là Dậu thị, con gái quan thân quân tên gọi Tần Húc. Vợ chồng lấy nhau đã hai mươi năm mà chưa con.
Vợ chồng La nghệ được tin Tần Húc bị Dương Lâm vây khốn mà tử trận thì
ngày đêm than khóc! Sau đó lại nghe tin Dương Kiên cướp ngôi giết chúa
Trần. La Nghệ liền cất đại binh trả oán.
Mười vạn quân của Nghệ nến vào Hà Bắc và Ký Châu. Tùy Đế sai Dương Lâm cử năm vạn quân mã chống đánh.
Đại tướng tiên phong của Dương Lâm là Từ Thái Bảo Trương Khai và Thái
Thất Bảo Kỷ Tăng, được tin báo quân La Nghệ chặn đường Trương Khai xông
ra, thấy La Nghệ mặt tía, râu dài, mắt sáng, biết là La Nghệ, bèn múa sà mâu đánh. Nghệ múa thương đối địch, chừng mười hiệp Nghệ rút chiếc hoa
giản đánh trúng lưng Trương Khai. Khai hộc máu tươi nằm rạp trên yên mà
chết.
Kỷ Tăng thúc ngựa cản đánh La Nghệ để Trương Khai chạy. La nghệ chờ Tăng sát tới bèn gò chặt cương thét to một tiếng tức thì ngựa quỳ hai gối
trước. Tăng không biết là mắc kế liền giơ búa chém, Nghệ xốc mũi thương
lên xuyên qua cổ họng Tăng. Xác Tăng nhào xuống đất máu tuôn lênh láng.
Đó là ngón độc thủ của dòng danh tướng họ La, tên gọi là “Hồi mã triết
độc thương”.
La Nghệ đắc thắng quay đuổi giết quân Tùy. Vừa khi đó quân mã Dương Lâm
tới, thấy Trương Khai trọng thương, Kỷ Tăng tử trận, Lâm nổi giận, hạ
trại dưới chân núi Cửu Long.
Sớm hôm sau Lâm sai dựng cờ súy, vác đại đao ra trận.
La Nghệ thấy Dương Lâm đường đường một trang dũng tướng, bèn nói :
- Dương Lâm kia, mày diệt Bắc Tề, cướp ngôi nhà Chu lòng ác như lang sói ta quyết trừ mày mới hả căm hờn!
Lâm đáp :
- Nhà Chu đã mạt, nhà Trần đã suy, nay bằng trời tựa Đại Tùy, nên chỉ
một trận quét Bắc Tề, thâu đoạt cả nhà Trần, trời không cho, sao được
thế?! Ngày nay cho dẫu tướng quân tài dũng cũng khó bề bại Tùy mà lấy
lại Tề, Trần. Chi bằng cắp giáo theo Đại Tùy, lão phu sẽ tâu với Tùy đế
để tướng quân trấn thủ Yên sơn nối đời hưởng quyền vị và phú quý, tướng
quân nghĩ thế nào?
La Nghệ suy nghĩ rồi đáp :
- Muốn nghệ này cắp giáo theo Tùy, phải theo ba điều ước của ta.
Lâm nói :
- Xin cho biết.
Nghệ rằng :
- Ta dẫu hàng Tùy, nhưng quân mã của ta vẫn do ta sai khiến và Yên Sơn kia phải do ta giữ mãi mãi. Đó là điều thứ nhất.
Ta dẫu hàng Tùy, nhưng không phải vào chầu, đó là điều thứ hai.
Ta dẫu hàng Tùy nhưng quyền sinh sát trong ba quân đều do ta quyết định. Đó là điều thứ ba.
Lâm cười nói :
- Ba diều ấy rất dễ theo. Tướng quân cứ tin ở Lâm này!
Rồi đó truyền lui binh mười dặm. Thấy Lâm thành thực, Nghệ cũng lui quân, hôm sau hẹn cùng nhau gặp gỡ.
La Nghệ cùng Dương Lâm sóng ngựa vào thành Yên Sơn. Đoạn Lâm dâng sớ về Tràng An xin cho La Nghệ trấn thủ Yên Sơn.
Ba ngày sau, thánh chỉ ban cho La Nghệ trấn thủ Yên Sơn đúng như sớ tấu
của Dương Lâm, La nghệ sai đặt tiệc thết sứ thần là Kiến Đức và Dương
Lâm. Sau đó Nghệ cùng Lâm cáo biệt. Dương Lâm và Kiến Đức kéo quân về
triều. Nửa đường, nghe có giặc bể ở Đăng Châu làm loạn lên bờ cướp phá
dân cư.
Lâm nổi giận bảo Kiến Đức về triều trước dể mình đem quân đánh Đăng
Châu. Nhưng Lâm chưa tới giặc bể đã kinh sợ mà chạy hết. Lâm lại đi
thẳng về triều phục mệnh.
Lại nói Tấn vương thấy mọi người đều nhận lễ của mình để cùng mưu hại
Đông Cung, mà duy có Lý Uyên không chịu nhận thì có ý thù, tự hẹn, lên
ngôi đế thế nào cũng giết Uyên.
Tùy Đế thấy nhiều người nói xấu Đông Cung đã năm phần tin, sau lại nghe
Hoàng hậu cũng ghét Đông Cung nốt, Tùy Đế lại thêm mười phần tin hẳn
rằng Đông Cung là du đãng chơi bời.
Một hôm, hỏi con nữ tỳ của Đông Cung tên là Cơ Thích. Nó đã được ăn vàng bạc của Tấn vương, bèn nói :
- Bấy nay Thái tử hay đi hỏi thầy tướng số. Thầy tướng số bảo Thánh
thượng còn sống lâu lắm, Thái tử xem chừng nóng muốn lên ngôi nên đã
giấu sẵn dưới trướng nhiều quân mã ngày đêm luyện tập và tụ họp cùng mưu sĩ mong thoán nghịch.
Tùy Đế giật mình, sai triệu Thái tử vào. Rồi truất Thái tử làm thường
dân đuổi ra ngoài thành, lập Tấn vương làm Đông Cung. Võ Văn Thuật làm
hộ vệ Đông Cung. Rồi lại nghe Dương Tố gièm pha mà chém hai kẻ hiền là
Đường Linh Thần và Trịnh Văn Thắng.
Triều thần không dám hé răng. Duy có đại phu là Viên Mâu bước ra tâu :
- Thánh tượng bỗng dưng mà dứt tình máu mủ, bỏ trưởng lập thứ e không
thuận vòi lòng trời. Lấy cớ gì mà buộc Thái tử sinh lòng thoán nghịch,
đó chỉ là Dương Tố, Cơ Thích gièm pha. Nay chém nhũng kẻ ăn nói dông dài ấy cho lòng dân khỏi bất bình, thánh tượng xét cho.
Dương Hiếu Chính cũng nói :
- Việc dựng Thái tử là việc lớn, việc bỏ Thái tử cũng không dễ như trò
trẻ con chơi, xin bệ hạ thương lấy máu mủ của mình, kẻo thiên hạ chê
cười lắm.
Tùy Đế cả giận, truyền tống giam Viên Mân, Hiếu Chính.
Lý Uyên ở triều về nhà buồn lắm. Nửa đêm đốt nến viết biểu xin tha cho Thái tử.
Tuỳ đế xem biểu hơi động lòng thương bèn cấp cho Thái tử lương lộc và
gọi cho về ở nơi nội uyển. Tấn vương biết vậy càng căm tức Lý Uyên,
triệu ngay Văn Thuật, Trương Hành vào bàn kế giết Uyên cho kỳ được.
Trương Hành nói :
- Giết Uyên thì dễ!
Tấn vương vội hỏi :
- Làm cách nào giết được?
Hành nói :
- Hoàng thượng có tính đa nghi. Năm xưa nằm chiêm bao thấy nước lụt ngập kinh thành Hoàng thượng lo sợ lắm, sau biết con gái Thành Công là Ly
Hồn, tên hiệu Hồng Nhi, Hoàng thượng ngờ tên nàng hợp vào giấc mơ hồng
thủy bắt thắt cổ chết. Nay ta gièm Hoàng thượng chữ Hồng kìa cùng với
chư Uyên này cùng thuộc về nạn nước. Hoàng thượng tất giết Uyên.
Tấn vương khen kế hay. Trương Hành bèn đi đặt bài hát, dạy trẻ hát vang cả trong thành, ngoài chợ. Chúng hát rằng :
Nhật nguyệt chiêu long chu Hoài hoàng thuỷ nghịch lưu Tảo Tân dương hoa lạc Thiên tử quý vô đầu.
Có nghĩa là mặt trời mặt trăng thiếu rõi vào thuyền ngự, nước sông Hoài
Hoàng chảy ngược dòng, hoa dương rụng tơi bời chỉ sự bỏ vua nhà Tùy đi
(vua nhà Tùy họ Dương). Thiên tử quý vô đầu tức là muốn nói Thiên tử
khác sẽ là nói họ Lý (chữ Quý không đầy là chữ Lý).
Bài hát truyền đi khắp chợ khắp thành, vài hôm bay vào trong cung cấm
Tấn vương vờ làm ra sợ hãi vào đọc bài hát đó cho Tùy Đế và Hoàng hậu
nghe. Lại vờ xin ngăn cấm đi kẻo dân tình xôn xao bàn tán.
Tùy Đế sinh lo sợ, nhưng trong lòng chỉ nghi bọn Lý Hồn chứ không ngờ
đến Lý Uyên. Rồi không cần ai can gián, hạ chỉ bắt ngay cả năm mươi hai
người nhà Lý Hồn đem ra chợ chém.
Sau đó bọn Trương Hành lại xiểm vua cho chém hết người nào họ Lý cho tuyệt hoạ. Thừa tướng Cao Tần liền tâu.
- Nếu vây thì vận mệnh nhà Tùy cũng khó vững. Nay tự nhiên kẻ gian nịnh
mọc lên như nấm, mà chúa thượng thì sinh mê hoặc, đa sát, thần lo sợ cho giang sơn này sắp ngả nghiêng. Nếu chúa thượng ghét người người họ Lý
thì không cho họ làm quan nữa, để sống cho về là hơn.
Dương Tố, kẻ có bạn thân ở trong triều là Bồ Sơn công Lý Mật. Bởi vậy Tố bênh Mật mà tán tụng ý kiến đó, vua Tuỳ cũng nghe theo. Ngay đêm hôm ấy Lý Mật bỏ quan trốn đi.
Họ Lý làm quan đều bị đuổi về. Lý Uyên cũng dâng sớ xin về Thái Nguyên. Tấn vương chưa hả giận nói với Trương Hành.
- Mưu nhà ngươi giỏi lắm. Nhưng chưa trừ hẳn Lý Uyên ta còn chưa nguôi lòng.
Văn Thuật xin dâng kế: Điện hạ sai con tôi là Hóa Cập đem quân tâm phúc
ra ngoài thành hai mươi dặm phục sẵn ở chân núi Lâm Đồng giả làm quân
cường đạo giết cha con hắn đi là xong.
Vương cười khen diệu kế, tự rót rượu thưởng cho Thuật.
Thuật nói :
- Nếu cho việc kết quả mau, điện hạ cũng thân chinh đi với con hạ thần dể cùng động thủ thì càng hay hơn nữa.
Tấn vương ưng thuận.
Khi đi Lý Uyên đã sai gia nhân thu xếp hành lý, rồi cùng em họ là Lý Đạo Tôn, con lớn là Lý Kiến Thành, đem năm mươi gia tướng cùng phu nhân và
tiểu thư khởi hành về Thái Nguyên.
Phu nhân đã có mang, nhưng gặp cơn nguy cấp cũng nhắm mắt đi theo chồng lánh nạn.
Đây thuật chuyện một tay hảo hán đất Sơn Đông huyện Lịch Thành, đó là
Tần Thúc Bảo. Bảo người cao, sức mạnh như hùm beo mặt mũi khôi ngô tuấn
tú, quanh năm thích kết nạp với hào kiệt bốn phương, người ta gọi là Tần Tiểu Mạnh Thường, ngày ngày Bảo luyện văn tập võ chỉ mong làm đại sự.
Bảo quen dùng chiếc đồng giản nặng ba trăm cân.
Vợ Bảo là Trương thị, người rất hiền. Thúc Bảo có người bạn rất thân,
cũng là tay hào kiệt, tức là quan Bộ khoái đô đầu ở phủ Tế Nam tên là
Phàn Hổ, hiệu Kiến Uy sức mạnh mang nổi năm trăm cân. Hai người đã cùng
uống máu kết nghĩa, coi nhau như một thịt.
Lại thêm người nưa cũng là tay hảo hán, võ nghệ phi thường, tính tình
cương trực, tướng mạo đường đường, đó là Vương Dũng, tên chữ là Bá
Dương.
Ngoài hai người ấy ra, về sau này Tần Thúc Bảo lại mới thân với hai tay
nghĩa sĩ nữa đó là Giả Nhuận Phủ và Liễu Châu Thần, hai người không
những võ nghệ cao cường lại có tính như Thúc Bảo, thích kết nạp với
người tài trong thiên hạ. Chúng kính phục Thúc Bảo vô cùng.
Lúc đó, mất mùa giặc nổi như ong. Một hôm Thúc Bảo đang múa võ trong vườn, Phàn Hổ đến nói rằng :
- Hiện nay trong nước không yên, quan thứ sử có treo bảng cần dũng sĩ
cho làm Bộ khoái đi tuần coi cả phủ. Tôi đã tán tụng nhiều về tài vũ
dũng của đại ca. Quan phủ hâm mộ lắm nhờ tiểu đệ đến triệu đại ca vào
nhận chức, đại ca nghĩ thế nào?
Thúc Bảo cười nhạt nói :
- Ta tự xét cũng không đến nỗi yếu hèn. Họ Tần này dòng dõi tướng môn,
ta chỉ mong một ngày phất cờ soái, chém đầu giặc, phá thành san núi, tỏ
cái trí dũng của trượng phu. Lẽ nào lại an phận làm thằng bộ khoái, đêm
đêm cắp gậy đi tuần cho hắn ngủ yên, bắt được giặc hắn nhận công, bắt
được đạo tặc hắn tự do phóng xá để lấy vàng bỏ túi, mình rỏ mồ hôi mà
làm cho hắn giàu sang, được công với quan thầy thành ra hữu công vô lao, làm thằng tiểu tốt! Chỉ có thằng tầm thường hạ tiện mới làm như thế, ta làm sao được!
Phàn Hổ đứng dậy ra về.
Hôm sau quan phủ lại hỏi việc mời Thúc Bảo ra sao.
Hổ đã trót khoe tài Thúc Bảo với quan, đành phải đi lần nữa. Tới nơi
Thúc Bảo đi vắng chỉ có Ninh phu nhân. Hổ vào làm lễ, kể việc Thúc Bảo
từ chối không chịu đi làm việc quan cho phu nhân nghe. Phu nhân nói :
- Con ta ương gàn lắm, để rồi ta bảo nó.
Vừa lúc ấy, Thúc Bảo về, nói lớn từ ngoài cửa :
- Mẹ chớ nghe lòi Phàn Hổ. Con dẫu chết cũng không làm việc ấy.
Bà mẹ nói :
- Muốn làm lớn phải làm nhỏ đã, xưa kia ông nội con xuất thân là một tên lính giữ cửa thành sau rồi làm đại nguyên nhung. Con phải nghe lòi Phàn đại ca, cần lấy đường xuất thân đã, con không được cố chấp mà làm buồn
lòng mẹ đó!
Thúc Bảo vốn hiếu thuận đành chịu vâng lời.
Hôm sau Thúc Bảo cùng Phàn Hổ vào phủ chào quan Thứ sử Tế Nam.
Thứ sử hỏi :
- Tráng sĩ là Tần Quỳnh đó chăng Bảo nói :
- Chính thị là tôi đó!
Thứ sử nói :
- Đã từ lâu ta nghe nói đến Tần Quỳnh là một tay hào kiệt, vẫn có lòng
yêu, nay xin mời giữ chức Đô đầu vì nhân dân mà cản giặc giữ sự an toàn
cho người hèn yếu, đó là cái việc của nam nhi.
Thúc Bảo vái lui ra. Phàn Hổ rủ Thúc Bảo đi kiếm chiếc ngựa tốt.
Bèn cùng nhau đến nhà Nhuận Phủ.
Nhuận Phủ hớn hở vái Bảo mà rằng :
- Nghe tin mừng em chưa có lễ vật, đại huynh thứ lỗi cho.
Bảo cười :
- Cái chức mọn ấy, sao đã vội mừng. Chẳng qua ta vâng lời mẹ dạy đó thôi. Nay cần chiếc ngựa tốt, bán cho ta.
Nhuận Phủ chỉ bãi cỏ bên thang có chừng bốn trăm con ngựa mới buôn về nói :
- Tùy hai đại huynh chọn lọc cho thích ý. Ngựa Giang Đông, chẳng con nào bỏ đâu.
Phàn Hổ và Thúc Bảo bước tới ngắm từng con. Qua hết bốn trăm rồi mà Bảo
cứ lắc đầu. Bỗng có tiếng gầm to như sư tử rống rừng xanh. Bảo trừng mắt nhìn kỹ, thấy đó là chiếc ngựa sắc vàng, đứng cao tám thước lông dài
xoắn như mây nhưng mà gầy trơ xương. Bảo hỏi :
- Có cho nó ăn tử tế không mà gầy thế?
Nhuận Phủ nói :
- Nguyên có gã lái buôn ở Quán Tây mới đến dùng nó để tải đồ hàng. Gã
không dùng nữa đệ bỏ ra ba mươi lạng mua, vỗ cho ăn mãi mà không thấy
béo.
Thúc Bảo bước đến gần. Lạ thay con ngựa đó bỗng ngẩng đầu, mở to mắt
nhìn Bảo trân trân, rồi mắt đỏ hoe như gặp chủ cũ. Bảo xem chân, xét
khoáy, biết ngựa hay, bảo Nhuận Phủ rằng :
- Để tôi mua con ngựa gầy này.
Hổ bật cười to :
- Kén ngựa đi đánh giặc, sao lại dùng ngựa ốm?
Bảo mỉm cười không nói. Nhuận Phủ nói :
- Tần đại ca thích tất phải là tuấn mã, đệ xin kính biếu, ta chớ nên bàn tán!
Đoạn sai gia nhân dọn rượu ngoài vườn hoa, dưới gốc cây hòe đại.
Ba người cùng say. Đến lúc mặt trời lặn, Thúc Bảo trả tiền ngựa, Nhuận Phủ giãy nảy không chịu nhận, nói :
- Vật mọn đáng giá là bao. Đệ chỉ cầu huynh một ngày kia khi chiếc ngựa
này như thiên thần dưới cờ Đại súy, ngồi trên ghế võ ban tột bậc giữa
triều đình, thế là cái thằng lái ngựa này được thỏa tấm lòng rồi!
Bảo cười to :
- Ta cũng mong được thế, cho thỏa chí bình sinh.
Rồi, dắt ngựa lên đường. Về nuôi vỗ chừng nửa tháng, con ngựa ấy đã béo
tốt, cao lớn, lông vàng óng như mật ong và lông soáy như mây nổi.
Ai cũng khen Bảo là dòng nhà tướng, sành ngựa lắm.
Từ ngày làm Đô đầu, hễ hôm nào Thúc Bảo cầm đồng giản, nhảy lên yên đi
tuần tiễu là đạo tặc, giặc giã không dám thò đầu ra. Sau chúng rủ nhau
đi hết. Nhiều tráng sĩ muốn kết thân với Bảo. Suốt Sơn Đông rộng lớn,
tiếng tăm Tiểu Mạnh Thường Thúc Bảo vang lừng.
Một hôm thứ sử xét xong hai vụ án sát nhân, cần giải phạm nhân phát vãng ở phủ Lạc Châu và phủ Bình Dương, nhưng sợ dọc đường tù trốn mất nên
sai Thúc Bảo và Phàn Hổ làm việc ấy.
Phàn Hổ đưa tội nhân đi Bình Dương. Thúc Bảo đi Lạc Châu. Bảo lạy biệt
mẹ, đeo hành lý lên vai, giải tội nhân ra đi. Khi đó vào độ thu tàn sang đông. Mây u ám, gió lạnh buốt, lá rừng lác đác trên đường thiên lý. Bảo và Hổ cùng đi một đường, chưa đến chỗ chia tay.
Một bữa kia đến một trái núi cheo leo tên gọi Lâm Đồng sơn. Trên núi có
ngôi đền thờ Ngũ tướng quốc. Thúc Bảo ngậm ngùi nói với Phàn Hổ rằng :
- Ngũ Tử Tư xưa khi ở Lâm Đồng này, còn làm người dân áo vải sức mang
nổi đỉnh ngàn cân. Sau làm tướng, áp chế cả chư hầu. Nay tiện qua dây ta muốn lên núi thắp hương lễ người xưa. Hiền đệ hãy đưa tội nhân ra ngoài ải Lâm Đồng chờ ta.
Phàn Hổ vâng lời giục tội nhân ra ngoài ải.