Chương 1
“Tôi chậm rãi đứng lên và bước rón rén giữa những chiếc nệm. Tôi bước dọc
theo một lối đi trong vườn, lời ca của Lệ Nương khiến lòng tôi tràn đầy
khao khát. Tôi cố gắng tĩnh trí bằng cách đưa mắt kiếm tìm sự yên bình
trong cây cỏ. Trong vườn chính nhà chúng tôi không có hoa.
Mọi
thứ đều có màu xanh để tạo ra cảm giác thanh bình như một tách trà - vị
nhẹ nhưng lưu lại rất lâu. Tôi qua chiếc cầu hình chữ chi bắc ngang một
ao hoa súng và bước vào Ngự Phong Đình, ngôi đình được thiết kế để những cơn gió nhẹ trong chiều hè oi ả có thể quạt mát khuôn mặt nóng bừng hay trái tim rừng rực.
Tôi ngồi xuống và cố tĩnh tâm theo cách mà
người xây chiếc đình này mong đợi. Tôi đã rất muốn trải nghiệm từng giây phút của vở kịch song tôi chưa chuẩn bị để choáng ngợp tới nhường này.
Những đoạn diễn xướng và tiếng nhạc thoảng tới tôi qua màn đêm, mang
theo những nỗi lo lắng của Đỗ phu nhân khi thấy con gái mình mệt mỏi
chán chường.
Đỗ phu nhân vẫn chưa nhận ra, nhưng con gái bà đang
ốm tương tư. Tôi nhắm mắt lại, hít một hơi sâu và để điều đó thấm vào
mình. Rồi tôi nghe thấy tiếng dội của hơi thở vang lên ngay gần mình.
Tôi mở mắt ra và thấy đứng trước mặt mình là người đàn ông tôi đã nhìn
thấy qua khe hở tấm bình phong.
Một tiếng ối trời ngạc nhiên khe
khẽ bật khỏi môi tôi trước khi tôi có thể bắt đầu trấn tĩnh lại. Tôi
đang ở một mình với một người đàn ông không phải họ hàng thân thích. Tệ
hơn, chàng là một người hoàn toàn xa lạ. “Xin nàng thứ lỗi.” Chàng chắp
tay vào nhau và cúi mình tạ lỗi vài lần.
Tim tôi đập thình thịch
vì sợ, vì kích động, và vì tình huống này quá đỗi lạ thường. Người đàn
ông này hẳn là một trong những bạn bè của cha tôi. Tôi phải tỏ ra hòa
nhã nhưng vẫn giữ đúng mực. “Lẽ ra em không nên rời chỗ của mình,” tôi
ngại ngùng nói. “Đó là lỗi của em ạ.” “Cả ta cũng không nên rời đó.”
Chàng tiến tới một bước và người tôi bất giác tránh ra theo phản xạ tự
nhiên.
“Nhưng tình yêu của hai người đấy...” Chàng lắc đầu.
“Tưởng tượng rằng tìm thấy tình yêu thực sự.” “Em đã tưởng tượng về nó
nhiều lần rồi.” Tôi thấy hối tiếc ngay khi lời nói bật khỏi miệng. Đây
không phải là cách để nói chuyện với một người đàn ông, dù với người xa
lạ hay với là chồng mình.
Tôi biết điều đó, ấy thế mà những lời
ấy vẫn trượt ra khỏi lưỡi tôi. Tôi đặt ba ngón tay lên môi, hy vọng
chúng sẽ giữ không cho những ý nghĩ của tôi thoát ra.”
phong. HAI NGÀY TRƯỚC HÔM TRÒN MƯỜI SÁU, TÔI TỈNH GIẤC SỚM đến nỗi a
hoàn của tôi vẫn còn đang ngủ dưới sàn nhà cạnh chân giường.
Lẽ
ra chỉ rầy la Liễu Nhi, nhưng tôi không làm thế bởi tôi muốn một mình
trong phút chốc để thưởng thức niềm náo nức đang dâng tràn. Bắt đầu từ
buổi tối hôm nay, tôi sẽ được xem vở Mẫu Đơn Đình trong hoa viên nhà
chúng tôi. Tôi yêu thích vở kịch này và đã sưu tập được mười một trong
số mười ba ấn bản được lưu hành.
Tôi thích nằm trên giường đọc về nàng Lệ Nương và tình lang trong mộng của nàng, những cuộc phiêu lưu và niềm hân hoan tột cùng của họ. Nhưng trong ba đêm mà cao trào là đêm
Thất Tịch, mùng bảy tháng Bảy, ngày lễ tình nhân và cũng là sinh nhật
tôi, tôi sẽ thực sự được xem vở kịch ấy, điều thường bị coi là cấm kỵ
đối với đám đàn bà con gái.
Cha tôi đã mời những gia đình khác
đến tham dự. Chúng tôi sẽ có những cuộc tranh tài và dạ tiệc. Sẽ tuyệt
vời lắm cho mà xem. Liễu Nhi ngồi dậy dụi mắt. Khi thấy tôi đang chằm
chằm nhìn mình, nó quỳ lên và cất lời chúc tụng. Tôi lại cảm thấy một
cơn háo hức xốn xang nữa trào dâng, nên lần này tôi cầu kỳ hơn thường lệ khi Liễu Nhi tắm cho tôi, giúp tôi mặc chiếc áo dài bằng lụa màu oải
hương và chải tóc.
Tôi muốn mình trông thật hoàn hảo; tôi muốn cử chỉ của mình thật hoàn hảo. Thiếu nữ mấp mé tuổi đôi tám luôn biết mình xinh đẹp thế nào, và khi nhìn mình trong gương lòng tôi bừng cháy vì
điều đó. Mái tóc tôi đen và mềm mịn như tơ. Khi Liễu Nhi giúp tôi chải
tóc, tôi cảm nhận được những nhát chải suốt từ đỉnh đầu xuống đến lưng.
Mắt tôi dáng như lá trúc; lông mày tôi như được họa bằng những nét bút nhẹ
nhàng của một nhà thư pháp. Má tôi ửng lên sắc hồng phơn phớt của cánh
hoa mẫu đơn. Cha và mẹ tôi hay nhận xét rằng thật tương xứng làm sao,
bởi tên tôi là Mẫu Đơn. Tôi đã gắng hết sức nữ nhi để sao cho xứng với
cái tên thanh nhã của mình.
Bờ môi tôi mọng và mềm mại. Eo tôi
nhỏ nhắn và đôi gò bồng đảo của tôi đã sẵn sàng cho bàn tay đụng chạm
của đức lang quân. Tôi sẽ không nói rằng mình kiêu ngạo. Tôi chỉ là một
thiếu nữ mười lăm tuổi điển hình. Tôi an tâm về nhan sắc của mình nhưng
cũng đủ thông minh để hiểu rằng nó chỉ là phù du hư ảo.
Cha mẹ
yêu thương tôi và đảm bảo cho tôi được học hành, học hành tử tế. Tôi
sống trong nhung lụa giàu sang, ngày ngày tôi cắm hoa, điểm trang cho
xinh đẹp và ca hát giải khuây cho cha mẹ. Tôi được nuông chiều đến mức
cả a hoàn của tôi cũng được bó chân. Khi còn nhỏ, tôi đã tin rằng tất cả các cuộc tụ họp tại nhà mình và mọi tiệc thết đãi của chúng tôi trong
ngày Thất Tịch là để mừng cho tôi.
Không ai chỉnh đốn hiểu lầm
này của tôi, bởi tôi được yêu thương và được cưng chiều hết mực. Tôi hít vào rồi thở ra thật chậm rãi, sung sướng. Đây sẽ là sinh nhật ở nhà
cuối cùng của tôi trước khi xuất giá, và tôi sẽ tận hưởng nó từng giây
phút. Tôi rời buồng mình ở Nữ Nhi lầu đi sang từ đường để dâng lễ cho bà nội.
Tôi đã sửa soạn quá lâu nên chỉ cúi mình lạy thật nhanh.
Tôi không muốn bị muộn bữa điểm tâm sáng. Đôi chân tôi không thể đưa tôi đi nhanh như tôi muốn, nhưng khi thấy cha mẹ đang ngồi với nhau trong
tiểu đình trông ra hoa viên, tôi liền bước chậm lại. Nếu mẹ tới muộn thì tôi cũng tới muộn được.
“Con gái chưa chồng không được để bàn
dân thiên hạ trông thấy.” Tôi nghe mẹ mình nói. “Tôi lo cho cả các em
dâu nữa đấy. Ông biết là tôi không ủng hộ những chuyến du sơn ngoạn thủy bí mật đó. Giờ lại còn mang người bên ngoài vào cho buổi diễn này...”
Giọng bà nhỏ dần.
Lẽ ra nên đi tiếp cho sớm nhưng vở kịch ấy có ý nghĩa rất lớn với tôi, nên tôi đứng lại, nấn ná chỗ khuất tầm nhìn sau
những thân leo vặn xoắn của cây tử đằng. “Không có chuyện bàn dân thiên
hạ ở đây,” cha nói. “Đây không phải cái chợ để những đám đàn bà tự làm
mình ô nhục bằng cách ngồi lẫn với đàn ông.
Các người sẽ được che chắn sau những tấm bình phong.” “Nhưng đám đàn ông ngoài kia sẽ ở bên
trong tường nhà chúng ta. Họ có thể thấy tất chân và hài của chúng tôi
bên dưới bình phong. Họ có thể ngửi được mùi tóc và son phấn của chúng
tôi. Mà cả vở kịch kia nữa, ông đã chọn đúng cái vở về chuyện ái tình mà không đứa con gái chưa chồng nào được phép nghe cả!” Mẹ tôi nệ cổ trong tín ngưỡng và cách xử sự.
Trong cơn náo loạn của xã hội sau Đại
biến, khi triều Minh sụp đổ và quân xâm lăng Mãn Châu nắm quyền, nhiều
phụ nữ tài hoa thích rời nhà để lênh đênh du ngoạn sông nước, viết về
những gì họ thấy và cho in những nhìn nhận của mình về thế sự. Mẹ hoàn
toàn phản đối những chuyện như vậy.
Bà là một bậc tôi trung, vẫn
còn tận tâm với vị hoàng đế nhà Minh đã bị lật đổ kia, song bà truyền
thống đến thái quá theo những cách khác. Khi nhiều phụ nữ ở châu thổ
sông Trường Giang đang diễn dịch lại Tứ Đức, Công, Dung, Ngôn, Hạnh(1)_, thì mẹ lúc nào cũng quở mắng buộc tôi ghi nhớ ý nghĩa và mục đích ban
đầu của chúng.
“Lúc nào cũng phải giữ mồm giữ miệng,” bà hay nói
như thế. “Nhưng nếu buộc phải nói thì hãy lựa dịp mà nói. Đừng làm bất
cứ ai khó chịu.” Mẹ tôi có thể trở nên rất kích động trước những việc
như vậy bởi bà bị tình chi phối: cảm tính, say mê và tình yêu. Các sức
mạnh đó liên kết vạn vật với nhau và khởi nguồn từ trái tim, trung tâm
của ý thức.
Trái lại, cha tôi bị lý chế ngự - lý trí lạnh lùng và tình cảm được kiểm soát - và ông khịt mũi tỏ vẻ lạnh nhạt trước nỗi lo
lắng của bà về việc những người lạ sẽ tới. “Bà đâu có phàn nàn khi các
thành viên thi xã của tôi tới chơi.” “Nhưng con gái tôi và các cháu gái
tôi không ở trong hoa viên khi họ đến! Không có cơ hội nào để lầm lỡ cả.
Thế còn những nhà khác mà ông đã mời thì sao?” “Bà biết tại sao tôi mời
họ,” ông gắt lên chói tai, sự nhẫn nại của ông đã không còn. “Đàm đại
nhân giờ rất quan trọng với tôi. Đừng có tranh cãi việc này nữa!” Tôi
không thể trông thấy mặt họ, nhưng tôi hình dung ra mẹ tái xanh trước sự khắc nghiệt đột ngột của ông; bà không nói gì thêm.
Mẹ cai quản
khu nội đường, bà luôn giữ những chiếc khóa hình con cá bằng sắt gò giấu trong nếp váy phòng khi cần khóa cửa nhằm trừng phạt một người thiếp,
cất giữ những súc lụa được đưa tới từ một trong các xưởng của chúng tôi
để dùng trong nhà, hay để bảo vệ kho thực phẩm, các khu dệt cửi hay căn
buồng nằm riêng biệt dành cho kẻ hầu người hạ đem cầm đồ dùng cá nhân
của họ khi cần thêm tiền.
Vì chưa bao giờ dùng khóa không hợp
tình hợp lý nên bà được đám đàn bà con gái trong khuê phòng kính trọng
và biết ơn, song mỗi khi thấy bối rối như lúc này, bà lại bồn chồn mó
vào những chiếc khóa. Cơn giận của cha được thay bằng giọng điệu hòa
giải ông vẫn thường dùng với mẹ.
“Sẽ không ai nhìn thấy con gái
và các cháu gái chúng ta. Mọi khuôn phép sẽ được giữ nghiêm. Đây là một
dịp đặc biệt. Tôi phải cư xử sao cho độ lượng. Nếu chúng ta mở cửa một
lần này, những cánh cửa khác có thể mở ra sớm.” “Ông phải làm những việc ông nghĩ là tốt nhất cho gia tộc,” mẹ nhượng bộ.
Tôi chọn lúc
này để chạy vụt qua gian tiểu đình. Tôi không hiểu hết những điều cha mẹ vừa nói nhưng tôi thực sự không quan tâm.Vấn đề quan trọng là vở kịch
sẽ vẫn được diễn trong hoa viên và mấy em họ tôi cùng với tôi sẽ là
những cô gái đầu tiên ở đất Hàng Châu được xem.
Dĩ nhiên là chúng tôi sẽ không ở bên ngoài lẫn với đám đàn ông. Như cha tôi đã nói, chúng tôi sẽ ngồi sau những tấm bình phong, nên không ai thấy chúng tôi. Lúc
này mẹ bước vào Xuân Đình ăn điểm tâm, bà đã lấy lại vẻ điềm tĩnh thường lệ. “Con gái mà ăn quá nhanh trông không ra dáng con nhà gia giáo,” bà
cảnh cáo các em họ và tôi khi đi qua bàn chúng tôi.
“Khi các con
về nhà chồng mấy bà mẹ chồng các con sẽ không muốn nhìn thấy các con ăn
mà miệng há ra thèm thuồng như cá chép đói trong ao. Nói vậy thôi, chúng ta cũng nên sẵn sàng khi khách đến.” Vì thế chúng tôi ăn vội hết mức mà vẫn tỏ ra là các tiểu thư đích thực. Ngay khi gia nhân thu dọn bát đĩa, tôi bước lại gần mẹ.
“Con ra ngoài cổng trước được không ạ?” Tôi hỏi, hy vọng được đi đón khách. “Được, vào ngày con lấy chồng,” bà trả
lời, âu yếm mỉm cười như mỗi khi tôi hỏi một câu ngốc nghếch. Tôi kiên
nhẫn chờ đợi, biết rằng những chiếc kiệu giờ này đang được khênh qua bậc cửa lớn vào An Tọa Đường, ở đó các vị khách bước ra và dùng trà trước
khi vào khu nhà chính.
Từ đây, đàn ông sẽ tới Phong Nhã Đường,
cha tôi sẽ đón tiếp họ ở đấy. Phụ nữ thì sẽ tới chỗ chúng tôi nằm sâu
bên trong trạch viện, khuất khỏi cái nhìn của tất cả đàn ông. Cuối cùng, tôi nghe thấy giọng phụ nữ du dương khi họ lại gần. Lúc hai dì tôi và
các con gái họ tới, tôi nhắc mình phải tỏ ra thùy mị trong phong thái,
cung cách và cử chỉ.
Hai người cô tôi tới sau đó, tiếp nữa là vài người vợ của các bạn cha tôi. Người quan trọng nhất trong số đó là Đàm
phu nhân, vợ của người mà cha tôi đã nhắc đến lúc tranh cãi với mẹ.
(Người Mãn Châu mới đây đã phong chồng bà làm quan đại thần bộ Lễ). Bà
cao và rất gầy.
Con gái bà, Đàm Trắc, đang háo hức nhìn quanh.
Một làn sóng ghen tị tràn qua tôi. Tôi chưa từng được ra khỏi Trần phủ.
Liệu Đàm đại nhân có thường xuyên để con gái mình bước qua cổng lớn nhà
họ không nhỉ? Nào thì ôm, nào thì hôn. Chúng tôi tặng hoa quả tươi,
những bình rượu gạo Thiệu Hưng và trà hoa nhài cho nhau làm quà.
Hướng dẫn những người phụ nữ và các cô con gái đến phòng dành cho họ. Tháo dỡ đồ đạc. Thay trang phục đi đường bằng những chiếc áo dài sạch sẽ. Lại
ôm và lại hôn. Vài giọt lệ và rất nhiều tiếng cười. Rồi chúng tôi đến
Liên Khai Đường, chỗ tụ tập chính dành cho phụ nữ của nhà chúng tôi, chỗ ấy có trần cao, hình dáng như đuôi cá và được đỡ bằng các cột tròn sơn
đen.
Các cửa sổ và cửa ra vào chạm khắc cầu kỳ nhìn ra khu vườn
riêng ở một mé, mé kia thì nhìn ra một ao đầy sen. Trên hương án ở giữa
phòng có dựng một bức bình phong nhỏ và một chiếc bình. Khi phát âm, các từ bình phong và chiếc bình nghe giống an bình và đám đàn bà con gái
chúng tôi đều cảm thấy an bình khi ngồi xuống trò chuyện ở nơi này.
Khi ngồi xuống, đôi bàn chân bó chặt của tôi chỉ vừa vặn đung đưa phía trên sàn đá lạnh. Đưa mắt nhìn quanh phòng, tôi thấy mừng là mình đã chăm
đến diện mạo vì những người khác đều vận những tấm áo lụa đẹp nhất có
thêu mẫu hoa theo mùa. Khi so mình với những người khác, tôi phải thừa
nhận rằng em họ Liên Hoa của tôi trông đẹp hơn hẳn, nhưng mà lúc nào nó
chả thế.
Thực sự là chúng tôi đều rạng rỡ trong niềm háo hức chờ
đợi những hội vui sắp ghé đến nhà mình. Thậm chí cô em họ Chổi mũm mĩm
của tôi trông cũng vui vẻ hơn thường ngày. Gia nhân bày những đĩa mứt
kẹo nho nhỏ ra, rồi mẹ tôi loan báo một cuộc thi thêu, cuộc thi đầu tiên trong các hoạt động bà đã lên kế hoạch cho ba ngày này.
Chúng
tôi bày đồ thêu của mình lên bàn và mẹ tôi xem xét chúng, tìm các mẫu
phức tạp nhất và các mũi thêu khéo léo nhất. Đến bức thêu của tôi, bà
nói một cách thành thật. “Việc thêu thùa của con gái tôi có tiến bộ. Hãy nhìn xem nó đã thêu bông cúc như thế nào này.” Bà ngừng lại.
“Bông cúc phải không con?” Khi tôi gật đầu, bà bảo, “Con làm tốt đấy.” Bà nhẹ nhàng hôn lên trán tôi, nhưng ai cũng thấy được rằng tôi sẽ không thắng trong cuộc thi thêu, trong ngày hôm đó hay những ngày khác về sau. Đến
chiều muộn, tiệc trà, các cuộc tranh tài và nỗi háo hức chờ đến đêm -
khiến chúng tôi bồn chồn không yên.
Ánh mắt mẹ lướt qua gian
phòng, dừng lại ở chỗ các cô bé đang ngọ nguậy, cặp mắt sắc lẻm của các
bà mẹ, bàn chân nhún nhảy của thím tư và em Chổi mập lùn đang kéo đi kéo lại chiếc cổ áo chật của nó. Tôi đan tay vào nhau trước vạt áo và ngồi
yên hết mức có thể khi ánh mắt mẹ thấy tôi, nhưng ở sâu bên trong tôi
muốn nhảy cẫng lên, vung tay và hét ầm ĩ cho thỏa niềm hồ hởi.
Mẹ hắng giọng. Vài người nhìn về phía bà nhưng những người khác vẫn thoải
mái cười khúc khích. Bà hắng giọng lần nữa, gõ móng tay lên bàn và bắt
đầu cất giọng du dương. “Một hôm, bảy nàng con gái của Táo Quân đang tắm dưới hồ thì chàng Ngưu Lang và con trâu của chàng đến bờ hồ.” Khi nhận
ra đoạn mở đầu câu chuyện ưa thích của tất cả đàn bà con gái, sự im lặng bao trùm căn phòng.
Tôi gật đầu với mẹ, bày tỏ mình đã nhận ra
bà tài tình thế nào khi dùng câu chuyện này để giải khuây cho chúng tôi, và chúng tôi lắng nghe bà kể lại chàng Ngưu Lang mặt dày mày dạn đã ăn
trộm y phục của nàng tiên đáng yêu nhất, nàng Chức Nữ, để cho nàng chờ
mỏi mòn trần trụi ở dưới ao như thế nào.
“Khi cái lạnh của đêm
xâm chiếm khu rừng,” mẹ kể, “nàng không còn lựa chọn nào khác ngoài đi
tới nhà Ngưu Lang trong trạng thái ngượng ngùng của tạo hóa để lấy lại y phục của mình. Nàng Chức Nữ biết nàng chỉ có một cách duy nhất để cứu
lấy thanh danh mình. Nàng quyết định lấy Ngưu Lang.
Mọi người
nghĩ điều gì xảy ra tiếp theo nào?” “Họ phải lòng nhau ạ,” Đàm Trắc, con gái của Đàm phu nhân, kêu to bằng giọng chói tai. Đây là phần bất ngờ
của câu chuyện, bởi vì không ai mong đợi một tiên nữ bất tử yêu một
người đàn ông bình thường khi ngay tại đây, ở trần gian, các ông chồng
bà vợ trong những cuộc hôn nhân sắp đặt thường không tìm thấy tình yêu.
“Họ có nhiều con cái ạ,” Đàm Trắc tiếp tục. “Mọi người đều hạnh phúc.” “Cho tới khi?” mẹ tôi hỏi, lần này bà tìm câu trả lời từ một cô gái khác.
“Cho tới khi các vị thần tiên thấy khó chịu,” Trắc lại trả lời, lờ đi ý
muốn rõ rành rành của mẹ tôi. “Họ nhớ nàng tiên xe tơ mây thành vải để
may quần áo cho họ và muốn nàng trở lại.” Mẹ tôi cau mày.
Con bé
Đàm Trắc này đã hoàn toàn quên mất bản thân mình! Tôi đoán là nó khoảng
chín tuổi. Tôi liếc nhìn chân nó, nhớ ra rằng hôm nay nó đã bước đi mà
không cần người đỡ. Đôi bàn chân bó được hai năm của nó co lại để phía
sau. Có lẽ sự hăng hái của nó là do nó bước đi trở lại được.
Nhưng cung cách của nó thì thật là...! “Tiếp đi ạ,” Trắc nói. “Kể cho chúng
cháu nữa đi!” Mẹ cau mày rồi tiếp tục như thể một sự vi phạm Tứ Đức nữa
chưa từng xảy ra. “Vương Mẫu nương nương mang Ngưu Lang và Chức Nữ lên
thiên đình, rồi bà lấy một chiếc trâm cài tóc vẽ dải Ngân Hà để ngăn
cách họ.
Như thế Chức Nữ sẽ không sao nhãng công việc và Vương
Mẫu Nương Nương sẽ có những tấm áo choàng đẹp. Trong ngày Thất Tịch,
Vương Mẫu cho phép tất cả chim ác là trên trần gian dùng cánh bắc thành
một cây cầu trên thiên đình để đôi tình nhân gặp được nhau. Trong ba đêm kể từ hôm nay, nếu vẫn thức trong những canh giờ giữa nửa đêm và bình
minh và ngồi dưới một giàn nho dưới vầng trăng đã được phần tư, các cháu sẽ nghe thấy đôi tình nhân ấy than khóc lúc chia tay.” Đây là một ý
nghĩ lãng mạn, nó choàng lên chúng tôi cảm giác ấm áp, nhưng sẽ không ai trong chúng tôi lại ở một mình dưới giàn nho vào giờ đó trong đêm, ngay cả nếu chúng tôi ở trong vòng an toàn của tòa trạch viện này.
Và ít nhất với tôi, nó đã làm nguôi dịu đi phần nào cảm giác hưng phấn đến run người về Mẫu Đơn Đình. Tôi còn phải đợi bao lâu nữa đây? Khi tới
giờ ăn tối, mọi người trở lại Xuân Đình, phụ nữ tụ tập thành từng nhóm
nhỏ, chị em gái với chị em gái, chị em họ với chị em họ, nhưng Đàm phu
nhân và con gái bà là người lạ ở đây.
Đàm Trắc ngồi phịch xuống
cạnh tôi ở bàn dành cho các thiếu nữ cứ như thể chẳng mấy chốc nó sẽ
xuất giá và không còn là một bé gái nữa. Tôi biết là mẹ sẽ vui nếu tôi
quan tâm đến khách khứa nhưng tôi lấy làm tiếc đã làm thế. “Cha em mua
cho em bất cứ thứ gì em muốn,” Đàm Trắc huyên thuyên kể với tôi và tất
cả những ai có thể nghe được rằng nhà nó còn giàu hơn nhà họ Trần.
Chúng tôi vừa mới ăn xong thì tiếng chiêng trống bên ngoài vọng vào, gọi
chúng tôi ra hoa viên. Tôi muốn thể hiện nét tao nhã lịch sự của mình
nên rời gian phòng một cách chậm rãi, song lại là người đầu tiên bước ra khỏi cửa. Đèn lồng đung đưa khi tôi đi dọc theo hành lang từ Xuân Đình, vòng quanh bờ ao giữa hoa viên để qua Thường Lạc Đình.
Tôi bước
qua những cánh cửa tròn được trang hoàng bằng thân trúc, chậu lan và các nhành cây tỉa khéo ở phía bên kia. Cùng với tiếng nhạc lớn dần, tôi
buộc mình đi chậm lại. Tôi cần bước đi một cách thận trọng, và hết sức
chú ý đến những người đàn ông không phải thành viên trong gia đình đang
đứng phía trong những bức tường nhà chúng tôi đêm nay.
Nếu một
người trong số họ tình cờ trông thấy tôi, tôi sẽ bị chê bai, thanh danh
tôi sẽ bị nhơ nhuốc. Nhưng thận trọng và không vội vã cần nhiều năng lực tự kiềm chế hơn tôi tưởng. Chẳng mấy nữa vở kịch sẽ bắt đầu và tôi muốn trải nghiệm từng giây phút của nó. Tôi tới khu vực dành riêng cho phụ
nữ và ngồi xuống chiếc nệm đặt gần một trong các nếp gấp của bình phong
để có thể kín đáo nhìn qua khe hở.
Tôi sẽ không thể xem phần lớn
vở kịch nhưng thế này đã nhiều hơn những gì tôi hy vọng rồi. Đám đàn bà
con gái bước vào theo sau tôi và ngồi xuống mấy tấm nệm khác. Tôi hào
hứng đến nỗi không thấy phiền ngay cả khi Đàm Trắc ngồi cạnh tôi. Trong
nhiều tuần qua, cha tôi, người chỉ đạo toàn bộ buổi diễn, đã giam mình
trong một gian sảnh ở mé bên cùng với nhóm diễn kịch.
Ông đã thuê một gánh hát rong tám người, toàn là đàn ông, điều này khiến mẹ tôi lo
lắng kinh khủng bởi đó là những người thuộc tầng lớp thấp nhất và hèn hạ nhất. Ông cũng buộc những người khác trong đám gia nhân tỳ nữ nhà chúng tôi - bao gồm Liễu Nhi và vài gia nhân nữa - đảm nhiệm các vai khác
nhau.
“Vở kịch của tiểu thư có năm mươi lăm cảnh và bốn trăm linh ba khúc hát!” Một hôm Liễu Nhi nói với tôi bằng vẻ kính sợ, cứ như thể
tôi chưa biết điều đó vậy. Sẽ mất hơn hai mươi tiếng để diễn trọn vở,
nhưng mặc cho tôi có hỏi bao nhiêu lần, nó cũng không chịu hé răng kể
cho tôi cha đã cắt đi những cảnh nào.
“Cha tiểu thư muốn đó là
một bất ngờ,” Liễu Nhi nói, tận hưởng cơ hội không vâng lời tôi. Khi các buổi diễn tập đòi hỏi khắt khe hơn, sự choáng váng liền lan khắp cả gia đình, khi một ông chú gọi ống điếu mà chẳng có ai nhồi thuốc hoặc một
bà thím cần nước nóng để tắm nhưng không có ai mang tới.
Ngay cả
tôi cũng thấy không thoải mái, vì Liễu Nhi đang bận rộn, nó được giao
đóng Xuân Hương, người hầu của nhân vật chính, một vai khá quan trọng.
Nhạc nổi lên. Người dẫn truyện bước ra và trình bày nhanh nội dung vắn
tắt của vở kịch, nhấn mạnh rằng nỗi khát khao đã kéo dài qua ba kiếp
trước khi Liễu Mộng Mai và Đỗ Lệ Nương nhận ra tình yêu của họ.
Rồi chúng tôi gặp nhân vật nam chính, chàng thư sinh tiều tụy rời quê cha
trảy kinh ứng thí. Chàng họ Liễu, có nghĩa là cây liễu. Chàng hồi tưởng
lại mình đã mơ thấy một thiếu nữ xinh đẹp đứng dưới gốc mai. Khi thức
dậy, chàng liền lấy hiệu là Mộng Mai, nghĩa là Mơ về cây mai.
Với tán lá xòe rộng và chùm quả đang chín, cây mai khiến ta nghĩ tới sức
mạnh của tự nhiên, bởi thế, ngay cả với tôi, cái tên này cũng đầy khơi
gợi về bản tính nồng nàn tha thiết của chàng họ Liễu. Tôi chăm chú lắng
nghe nhưng trong lòng luôn nhớ đến Lệ Nương và quá đỗi nóng lòng muốn
thấy nàng.
Nàng bước ra sân khấu trong một cảnh gọi là “Khuyên
răn con gái_(1)”. Lệ Nương vận một tấm áo choàng bằng lụa vàng thêu chỉ
đỏ. Trên tấm khăn trùm đầu của nàng vươn ra những trái bóng bằng vải
vụn, những cánh bướm xâu thành chuỗi và cả những nhành hoa rung lên mỗi
khi nàng cử động.
“Chúng ta giữ gìn con gái như ngọc quý,” Đỗ phu nhân hát với chồng mình, nhưng bà lại đánh con gái. “Con không muốn là
kẻ ngu dốt phải không?” Và Đỗ thái thú, cha Lệ Nương thêm vào, “Không
tiểu thư đoan chính gia giáo nào được lơ là việc học hành. Bớt thời gian thêu thùa và đọc những cuốn sách trên giá đi con.” Nhưng chỉ khuyên nhủ thôi không thể thay đổi được cung cách của Lệ Nương nên chẳng mấy chốc
nàng và Xuân Hương được một gia sư nghiêm khắc kèm cặp tại nhà.
Những bài học buồn tẻ, toàn kiểu thuộc lòng các phép tắc mà bản thân tôi cũng đã biết quá rõ. “Một người con gái đúng mực thì ngay tiếng gà gáy đầu
tiên đã phải dậy rửa tay, súc miệng, chải đầu, kẹp tóc và tỏ lòng kính
trọng mẹ cha.” Tôi nghe những điều như vậy hàng ngày, cùng với Đừng để
lộ răng khi cười, Bước đều chân và chậm rãi thôi, Phải tỏ ra thuần khiết và xinh đẹp, Phải lễ phép với cô dì chú bác, Lấy kéo cắt hết những sợi
chỉ sờn và lòng thòng trên áo dài của con đi.
Xuân Hương tội
nghiệp không thể chịu đựng nổi những bài học nên bèn năn nỉ xin ra ngoài đi tiểu. Đám đàn ông phía bên kia bình phong cười như nắc nẻ khi Liễu
Nhi cúi gập người xuống, quằn quại và cố nhịn tiểu bằng cả hai tay. Nhìn nó xử sự thế mà tôi phát ngượng nhưng nó chỉ đang làm điều mà cha tôi
đã chỉ dẫn (cái này khiến tôi choáng váng, vì làm sao mà ông có thể biết được những thứ như thế chứ?) Lấy làm bực dọc, tôi để mắt mình trôi khỏi sân khấu, và rồi tôi thấy những người đàn ông.
Hầu hết họ đều
quay lưng lại phía tôi, nhưng một vài người ngồi chéo góc nên tôi có thể trông thấy gương mặt nhìn nghiêng của họ. Tôi là một thiếu nữ, nhưng
tôi đã giương mắt nhìn. Thế là hư đốn nhưng tôi đã sống mười lăm năm mà
không gây ra điều gì để bất cứ ai trong gia đình có thể bảo đó là không
đúng đạo làm con.
Mắt tôi bắt được cái nhìn của một chàng trai
khi chàng quay đầu nhìn một vị tiên sinh ngồi bên cạnh chàng. Gò má
chàng cao, mắt chàng to, hiền hậu, và mái tóc chàng đen như hang động
tối tăm. Chàng mặc một chiếc áo dài giản dị màu xanh đen. Trán chàng cạo nhẵn theo lệnh của hoàng đế Mãn Châu và cái đuôi sam dài vắt hờ hững
qua một bên vai.
Chàng lấy tay che miệng để bình phẩm và trong cử chỉ đơn giản đó tôi hình dung ra rất nhiều: hòa nhã, tinh tế, và một
tình yêu đối với thi ca. Chàng mỉm cười, để lộ hàm răng trắng hoàn mỹ và đôi mắt sáng bừng lên niềm vui thích. Vẻ tao nhã mơ màng của chàng gợi
tôi nghĩ đến một con mèo: mình dài, thon, chải chuốt một cách hoàn hảo,
am tường và rất kiềm chế.
Chàng rất anh tuấn. Khi chàng quay mặt
lại sân khấu để xem kịch, tôi nhận ra mình đang nín thở. Tôi thở ra chậm rãi và cố gắng tập trung khi Xuân Hương quay trở lại, trông có vẻ đỡ
căng thẳng hơn, với những thông tin về khu vườn mà nó vừa tìm thấy. Khi
đọc tới phần này của câu chuyện, tôi thấy vô cùng đồng cảm với Lệ Nương, nàng đã bị vây kín đến nỗi không biết rằng gia đình nàng có một khu
vườn.
Nàng đã sống cả đời mình trong nhà. Giờ đây, Xuân Hương
đang xúi giục cô chủ của mình ra ngoài để ngắm hoa, ngắm liễu và những
đình đài lầu các. Lệ Nương lấy làm tò mò nhưng vẫn khéo léo che giấu sự
hứng thú của mình trước a hoàn. Cái im lặng và huyền ảo bị phá vỡ bởi
một tiếng kèn lệnh lớn thông báo vào hồi “Khuyến nông”.
Đỗ thái
thú về vùng thôn quê để hô hào nông dân, người chăn gia súc, những cô
gái trồng dâu nuôi tằm và người hái chè hãy làm việc chăm chỉ trong vụ
mùa sắp đến. Diễn viên nhào lộn uốn người qua lại, các anh hề uống rượu
đựng trong hũ nhỏ, vài người đàn ông mặc quần áo rực rỡ vui mắt đi cà
kheo đảo qua đảo lại trong hoa viên, trong khi các a hoàn và gia nhân
nhà chúng tôi biểu diễn những bài ca và vũ điệu ngày mùa ở thôn quê.
Đó là một cảnh lý, đầy những thứ mà tôi hình dung về thế giới bên ngoài
của những người đàn ông: cử chỉ ngông cuồng, nét mặt cường điệu và âm
thanh chói tai của chiêng, mõ và trống hòa trộn vào nhau. Tôi nhắm mắt
lại trước tiếng nhạc chối tai và cố thu mình lại để tìm sự tĩnh lặng
trong tâm.
Lòng tôi dịu lại. Khi mở mắt, nhìn qua khe hở của tấm
bình phong tôi lại trông thấy chàng trai mà tôi đã để ý lúc trước. Mắt
chàng đang nhắm lại. Liệu chàng có cảm nhận điều tôi đang cảm nhận hay
không? Có ai đó kéo ống tay áo tôi. Tôi liếc sang phải mình và thấy
khuôn mặt nhỏ gầy gò của Đàm Trắc đang nhìn tôi chăm chú.
“Chị
đang nhòm vị công tử ngoài kia à?” nó thì thào. Tôi chớp mắt mấy cái và
cố lấy lại sự điềm tĩnh bằng vài hơi thở ngắn. “Em cũng đang nhìn
chàng,” nó thổ lộ, một hành động quá táo bạo ở tuổi nó. “Chị hẳn đã đính ước rồi đúng không? Nhưng cha em...” nó hạ cằm xuống, nhìn tôi bằng cặp mắt lanh lợi “...chưa sắp đặt hôn nhân cho em.
Người bảo rằng
đất nước này vẫn còn quá nhiều náo loạn, chẳng ai lại đồng ý những
chuyện ấy quá sớm cả. Ta không thể biết gia tộc nào sẽ phất lên và gia
tộc nào sẽ suy bại. Cha em bảo rằng thật tồi tệ khi gả con gái cho một
kẻ nào đó tầm thường.” Có cách nào khiến con bé này ngậm miệng lại
không? Tôi tự hỏi một cách đầy ác ý.
Đàm Trắc quay mặt lại phía
bình phong và ghé mắt nhìn qua khe hở. “Em sẽ đòi cha tìm hiểu về gia
thế chàng trai đó.” Cứ như là nó thực sự được lựa chọn hôn nhân của mình vậy! Tôi không biết làm sao mà nó lại xảy ra nhanh đến thế, nhưng tôi
ghen tuông và tức giận vì Đàm Trắc sẽ cố chiếm lấy chàng.
Dĩ
nhiên là không có hy vọng nào cho chàng và tôi. Đúng như Đàm Trắc nói,
tôi đã được đính ước rồi. Nhưng trong ba đêm diễn này, tôi muốn được
mộng mơ về những điều lãng mạn và tưởng tượng rằng đời tôi cũng có thể
có một đoạn kết hạnh phúc ngập tràn tình yêu như nàng Lệ Nương kia vậy.
Tôi gạt Đàm Trắc ra khỏi tâm trí và quay lại với vở kịch đang diễn đến hồi
Kinh mộng. Cuối cùng Lệ Nương cũng đánh bạo bước ra vườn, khu vườn của
nàng và cũng là của chúng tôi. Một khoảnh khắc thú vị khi nàng lần đầu
tiên nhìn thấy tất cả. Lệ Nương than tiếc rằng vẻ đẹp của những đóa hoa
bị ẩn giấu ở nơi không ai ngó ngàng, nhưng nàng cũng đã nhìn khu vườn
theo cách của riêng mình: hoa nở rộ nhưng bị bỏ bê.
Tôi hiểu cảm
giác của nàng. Những cảm xúc khuấy động bên trong nàng cũng dấy lên
trong tôi mỗi lần đọc những hàng chữ ấy. Lệ Nương về phòng mình, thay
một tấm áo dài thêu đóa mẫu đơn đang nở rồi ngồi trước gương, băn khoăn
về bản chất phù du của sắc đẹp cũng nhiều như tôi băn khoăn lúc sáng
vậy.
“Thương thay cho người có nhan sắc như đóa hoa rực rỡ mà
cuộc đời không dài hơn chiếc lá trên cây,” nàng hát, bày tỏ vẻ huy hoàng của mùa xuân tạm bợ thế nào, và nó có thể khiến người ta phiền não đến
nhường nào... “Cuối cùng ta đã hiểu các thi nhân viết gì. Mùa xuân, rung động đến mê say; mùa thu, chỉ còn tiếc nuối.
Ôi, bao giờ ta gặp
được chàng? Làm thế nào tình yêu tìm thấy ta? Ở chốn nao ta có thể bộc
lộ những khao khát thực sự của mình?” Kiệt sức vì tất cả những gì vừa
trải qua, nàng ngủ thiếp đi. Trong giấc chiêm bao nàng tới Mẫu Đơn Đình, ở đó hồn chàng Liễu Mộng Mai xuất hiện, chàng khoác áo dài hoa văn hình liễu và cầm một nhành liễu nhỏ.
Chàng nhẹ nhàng ve vuốt Lệ Nương bằng những chiếc lá. Họ trao đổi những lời êm ái, và chàng thỉnh cầu
nàng làm một bài thơ tả liễu. Rồi họ cùng nhau múa hát. Lệ Nương mong
manh và gợi cảm trong những động tác của nàng đến nỗi khiến ta có cảm
giác như đang nhìn một con tằm đang giãy chết - mong manh mà tinh tế.
Mộng Mai dẫn nàng vào phía trong một hòn non bộ trong hoa viên nhà chúng
tôi. Vì cả hai người đã ra khỏi tầm mắt nên tôi chỉ nghe thấy giọng hát
quyến rũ của chàng. “Mở khuy cổ áo ra nào, cởi dây lưng quanh eo ra nào
và hãy che mắt bằng tay áo. Có lẽ nàng nên cắn vào manh vải đó...” Một
mình trên giường tôi đã cố gắng trong vô vọng để tưởng tượng điều gì sẽ
xảy ra tiếp theo đằng sau hòn non bộ.
Tôi vẫn không thể thấy điều gì diễn ra ở đó và phải nhờ Hoa Tiên xuất hiện để giải thích hành động
của họ. “A, sức mạnh nam nhi trào dâng và lao vào...” Nhưng như thế cũng chẳng giúp tôi hiểu gì hơn. Là một cô gái chưa chồng, tôi đã nghe kể về chuyện mây mưa, nhưng chưa ai giải thích nó thực sự là thế nào.
Trong đêm động phòng, một cơn mưa cánh hoa mẫu đơn đổ xuống phấp phới trên
đỉnh hòn non bộ. Lệ Nương hát về niềm hoan lạc mà nàng và chàng thư sinh đã tìm thấy. Khi tỉnh mộng, Lệ Nương nhận ra mình đã tìm thấy tình yêu
thực sự. Theo lệnh của Đỗ phu nhân, Xuân Hương mời Lệ Nương dùng bữa.
Nhưng sao nàng ăn nổi? Ba bữa một ngày không giữ được hy vọng, không giữ được tình yêu. Lệ Nương trốn khỏi a hoàn của mình và trở lại khu vườn để
tiếp tục theo đuổi giấc mộng. Nàng thấy mặt đất trải đầy những cánh hoa. Những cành táo gai mắc vào váy nàng, kéo nàng lại, giữ nàng ở trong
vườn.
Hồi ức về giấc mộng trở lại trong nàng. “Tì vào đá non bộ
cạn khô, chàng ngả người vào thân thiếp rủ.” Nàng nhớ lại chàng đã đặt
nàng nằm xuống và nàng đã trải tấm váy của mình ra như “một vật che phủ
trần gian khỏi nỗi kính sợ con mắt Đấng cao xanh” ra sao, cứ thế tới khi nàng thấy mình tan chảy ra trong những xúc cảm ngọt ngào.
Nàng
nấn ná dưới một cây mai sai quả. Nhưng đây không phải là một cây mai
bình thường. Nó tượng trưng cho tình nhân bí ẩn trong mộng của Lệ Nương, đầy sức sống và sinh sôi. “Ta coi việc được chôn tại đây bên cây khi
qua đời là điều may mắn vô cùng,” Lệ Nương hát. Mẹ đã dạy tôi không bao
giờ bộc lộ cảm xúc của mình, nhưng khi đọc Mẫu Đơn Đình, tôi cảm thấy
những điều rất rõ rệt: tình yêu, nỗi buồn, niềm hạnh phúc.
Giờ
xem câu chuyện được diễn thành kịch ở trước mắt, tưởng tượng về điều xảy ra giữa chàng thư sinh và nàng Lệ Nương trong hòn non bộ và lần đầu
tiên trông thấy một người đàn ông không thuộc gia tộc mình đã đem đến
cho tôi quá nhiều cảm xúc. Đôi lúc tôi phải bỏ ra ngoài; Lệ Nương bồn
chồn như thế nào thì tôi cũng cảm thấy y như vậy.
Tôi chậm rãi
đứng lên và bước rón rén giữa những chiếc nệm. Tôi bước dọc theo một lối đi trong vườn, lời ca của Lệ Nương khiến lòng tôi tràn đầy khao khát.
Tôi cố gắng tĩnh trí bằng cách đưa mắt kiếm tìm sự yên bình trong cây
cỏ. Trong vườn chính nhà chúng tôi không có hoa.
Mọi thứ đều có
màu xanh để tạo ra cảm giác thanh bình như một tách trà - vị nhẹ nhưng
lưu lại rất lâu. Tôi qua chiếc cầu hình chữ chi bắc ngang một ao hoa
súng và bước vào Ngự Phong Đình, ngôi đình được thiết kế để những cơn
gió nhẹ trong chiều hè oi ả có thể quạt mát khuôn mặt nóng bừng hay trái tim rừng rực.
Tôi ngồi xuống và cố tĩnh tâm theo cách mà người
xây chiếc đình này mong đợi. Tôi đã rất muốn trải nghiệm từng giây phút
của vở kịch song tôi chưa chuẩn bị để choáng ngợp tới nhường này. Những
đoạn diễn xướng và tiếng nhạc thoảng tới tôi qua màn đêm, mang theo
những nỗi lo lắng của Đỗ phu nhân khi thấy con gái mình mệt mỏi chán
chường.
Đỗ phu nhân vẫn chưa nhận ra, nhưng con gái bà đang ốm
tương tư. Tôi nhắm mắt lại, hít một hơi sâu và để điều đó thấm vào mình. Rồi tôi nghe thấy tiếng dội của hơi thở vang lên ngay gần mình. Tôi mở
mắt ra và thấy đứng trước mặt mình là người đàn ông tôi đã nhìn thấy qua khe hở tấm bình phong.
Một tiếng ối trời ngạc nhiên khe khẽ bật
khỏi môi tôi trước khi tôi có thể bắt đầu trấn tĩnh lại. Tôi đang ở một
mình với một người đàn ông không phải họ hàng thân thích. Tệ hơn, chàng
là một người hoàn toàn xa lạ. “Xin nàng thứ lỗi.” Chàng chắp tay vào
nhau và cúi mình tạ lỗi vài lần.
Tim tôi đập thình thịch vì sợ,
vì kích động, và vì tình huống này quá đỗi lạ thường. Người đàn ông này
hẳn là một trong những bạn bè của cha tôi. Tôi phải tỏ ra hòa nhã nhưng
vẫn giữ đúng mực. “Lẽ ra em không nên rời chỗ của mình,” tôi ngại ngùng
nói. “Đó là lỗi của em ạ.” “Cả ta cũng không nên rời đó.” Chàng tiến tới một bước và người tôi bất giác tránh ra theo phản xạ tự nhiên.
“Nhưng tình yêu của hai người đấy...” Chàng lắc đầu. “Tưởng tượng rằng tìm
thấy tình yêu thực sự.” “Em đã tưởng tượng về nó nhiều lần rồi.” Tôi
thấy hối tiếc ngay khi lời nói bật khỏi miệng. Đây không phải là cách để nói chuyện với một người đàn ông, dù với người xa lạ hay với là chồng
mình.
Tôi biết điều đó, ấy thế mà những lời ấy vẫn trượt ra khỏi
lưỡi tôi. Tôi đặt ba ngón tay lên môi, hy vọng chúng sẽ giữ không cho
những ý nghĩ của tôi thoát ra. “Ta cũng thế, “chàng nói. Chàng tiến thêm một bước nữa. “Nhưng Lệ Nương và Mộng Mai thấy nhau trong mộng và rồi
họ phải lòng nhau.” “Có lẽ chàng không biết vở kịch rồi,” tôi nói.
“Họ gặp nhau, đúng vậy, nhưng Lệ Nương chỉ đi theo Mộng Mai sau khi nàng
trở thành một con ma.” “Ta biết câu chuyện ấy, nhưng ta không đồng tình. Chàng thư sinh phải vượt qua nỗi khiếp sợ bóng ma của nàng...” “Một nỗi khiếp sợ chỉ dấy lên sau khi nàng quyến rũ chàng.” Làm sao mà mà câu đó lại thoát ra khỏi miệng tôi được? “Chàng phải thứ lỗi cho em,” tôi nói.
“Em chỉ là một đứa con gái dốt nát và em nên trở lại với buổi diễn.”
“Không, khoan đã. Xin nàng đừng đi.” Tôi nhìn qua bóng tối về hướng sân
khấu. Tôi đã đợi cả đời để xem vở kịch này. Tôi có thể nghe thấy Lệ
Nương hát, “Ta run rẩy trong tấm áo dài mỏng, che chắn cái lạnh buổi sớm chỉ bằng niềm tiếc nuối khi thấy những giọt lệ đỏ của cánh hoa rung
rinh trên cành.” Trong cơn ốm tương tư, nàng trở nên gầy guộc và yếu
đuối, thật hốc hác, đến nỗi nàng quyết định vẽ một bức chân dung tự họa
trên lụa.
Nếu nàng rời bỏ thế gian này, nàng sẽ được nhớ đến như
khi ở trong giấc mộng, đằm thắm với sắc đẹp và nỗi khao khát chưa thỏa
nguyện. Trên thực tế, hành động này - thậm chí là với một cô gái còn
đang sống - là triệu chứng rõ ràng cho bệnh tương tư của Lệ Nương, bởi
nó công nhận và tiên liệu về cái chết của nàng.
Bằng những nét
bút thanh thoát, nàng vẽ một nhành mai ở trong tay nhân vật để gợi nhắc
tới tình nhân trong mộng, hy vọng rằng nếu tình cờ trông thấy bức chân
dung thì chàng sẽ nhận ra nàng. Cuối cùng, nàng viết thêm vào một bài
thơ bày tỏ mong ước được kết hôn với một ai đó họ Liễu.
Sao tôi
có thể bị lôi cuốn đến mức nhãng khỏi vở kịch dễ dàng đến vậy? Và bởi
một người đàn ông? Nếu đã suy nghĩ chút ít hẳn tôi sẽ nhận ra ngay vì
sao một số người tin rằng Mẫu Đơn Đình cám dỗ những cô gái trẻ cư xử
không đúng lễ giáo. Chàng hẳn đã cảm nhận được sự do dự của tôi - sao có thể không được? - vì chàng bảo, “Ta sẽ không nói cho ai biết đâu nên
xin nàng hãy ở lại.
Ta chưa bao giờ có dịp nghe suy nghĩ của một
người phụ nữ về vở kịch ấy.” Một người phụ nữ ư? Tình huống trở nên tồi
tệ hơn. Tôi bước vòng qua chàng, cố đảm bảo rằng không phần y phục nào
của mình quệt vào chàng. Khi tôi bước qua, chàng lại nói. “Soạn giả có ý khuấy động lên trong chúng ta những cảm xúc nữ tính về tình - tình yêu
và xúc cảm.
Ta cảm nhận được câu chuyện này nhưng ta không biết
điều ta cảm nhận ấy có đúng không.” Chúng tôi chỉ cách nhau vài phân.
Tôi quay lại và nhìn vào mặt chàng. Đường nét trên gương mặt chàng còn
thanh tao hơn tôi tưởng. Trong ánh mờ sáng của vầng trăng sắp thượng
huyền, tôi nhìn thấy gò má cao, sự dịu dàng trong đôi mắt và nét đầy đặn của của khuôn miệng chàng.
“Em...” Giọng tôi tắc nghẹn lại khi
chàng chăm chăm nhìn tôi. Tôi hắng giọng và bắt đầu lại. “Làm sao một cô gái xuất thân trong gia đình quyền quý và bị cấm cung...” “Một cô gái
như nàng.” “... có thể chọn phu quân cho mình? Đó là điều bất khả với em và hẳn là cũng cũng bất khả với nàng nữa.” “Nàng nghĩ mình hiểu Lệ
Nương hơn người tạo nên nàng ấy ư?” “Em là một cô gái.
Em cùng
tầm tuổi với nàng ấy. Em tin vào bổn phận làm con,” tôi nói, “và em sẽ
đi theo con đường cha em đã định trước cho mình, nhưng mọi cô gái đều có những ước mơ ngay cả khi số phận chúng em đã được an bài.” “Vì thế nàng cũng có những giấc mơ giống như Lệ Nương?” chàng hỏi.
“Em không
phải là gái làng chơi trong những thuyền hoa trên hồ, nếu đó là điều
chàng hỏi!” Đột nhiên tôi đỏ bừng mặt vì ngượng nghịu. Tôi đã nói quá
nhiều. Tôi nhìn chằm chằm xuống đất. Đôi hài chân bó của tôi trông nhỏ
xíu và mong manh bên cạnh đôi dép thêu của chàng.
Tôi cảm thấy
ánh mắt chàng đang nhìn mình và ao ước có thể nhìn lên nhưng không thể.
Tôi sẽ không làm thế. Tôi nghiêng đầu và rời căn đình mà không nói thêm
lời nào. Chàng kêu lên khe khẽ phía sau tôi. “Mai gặp ta nhé?” Một câu
hỏi, rồi một nhịp tim sau đó là một lời mạnh mẽ hơn: “Đêm mai gặp ta.
Gặp ta tại đây.” Tôi không trả lời. Tôi không nhìn lại. Thay vào đó tôi
bước thẳng tới khu vườn chính và một lần nữa len lỏi qua đám phụ nữ đang ngồi để tới chiếc nệm đặt trước nếp gấp bình phong. Tôi liếc quanh, hy
vọng rằng không ai chú ý đến sự vắng mặt của mình.
Tôi ngồi xuống và tự ép mình nhìn qua khe hở để xem tiếp vở diễn, nhưng chợt nhận ra
mình khó có thể chú tâm. Khi nhìn thấy chàng trai trẻ ấy trở lại chỗ
ngồi, tôi nhắm mắt lại. Tôi không cho phép mình nhìn chàng. Tôi ngồi đó, mắt nhắm chặt lại, âm nhạc và lời ca thấm vào mình.
Lệ Nương
đang chết dần chết mòn vì bệnh tương tư. Một thầy pháp được mời vào để
làm bùa phép, nhưng vô hiệu. Đến tết Trung Thu, Lệ Nương đã rất yếu, cảm thấy mình mẩy bồng bềnh tê liệt. Thân thể nàng sợ cái ớn lạnh mùa thu.
Mưa lạnh đập vào cửa sổ, những bóng ngỗng u sầu bay ngang qua bầu trời.
Khi mẹ nàng tới thăm, Lệ Nương nói lời tạ lỗi vì không thể phụng dưỡng cha
mẹ cho đến cuối đời. Nàng gắng gượng cung kính khấu đầu lạy tạ rồi sụp
xuống. Biết rằng mình sắp chết, nàng cầu xin người nhà chôn mình dưới
gốc cây mai trong vườn. Nàng bí mật sai Xuân Hương giấu bức chân dung
nàng trong một động đá của khu vườn, nơi nàng và tình nhân trong mộng đã động phòng.
Tôi nghĩ về chàng trai trẻ mình đã gặp. Chàng chưa
chạm vào tôi, nhưng ngồi ở đây, bên phía tấm bình phong toàn phụ nữ, tôi có thể thừa nhận rằng mình muốn chàng làm thế. Trên sân khấu, Lệ Nương
qua đời. Những người đưa ma tụ lại cất tiếng ca thể hiện niềm thương
tiếc, trong khi cha mẹ nàng khóc than rầu rĩ.
Và rồi, đột ngột,
một sứ giả mang thánh chỉ của Hoàng đế tới. Tôi không thích phần này
lắm. Đỗ thái thú được thăng quan. Một bữa tiệc mừng lớn bắt đầu, đó,
theo tôi, là một cảnh lớn và là cách hay để kết thúc đêm diễn. Nhưng làm sao mà nhà họ Đỗ có thể quên nỗi tiếc thương nhanh đến vậy nếu họ yêu
thương con gái mình nhiều như họ nói.