Ba Ơi, Mình Đi Đâu
Dịch giả: Phùng Hồng MinhTác phẩm của nhà văn mở ra một thế giới đen tối, nơi mà nỗi đau, day dứt và thất vọng đan xen, tràn trề, trộn lẫnNơi mà ở đó những người tật nguyền sống trong nỗi cô đơn, sống trong sự lo lắng, sự mù mờ, vượt qua bằng sự thiếu sót của bản thân giữa những sự khinh khi, coi thường, sự chế giễu, thương xót, sự đau lòng, có cả nỗi trắc ẩn...Có thể nói đây là tác phẩm viết ra dành tặng riêng cho hai cậu con trai tật nguyền của mình, là tâm sự và nỗi niềm khi làm cha của những đứa con mà ông gọi là “yêu tinh”.Mặc dù giọng văn có chút hài hước để làm dịu đi sự bi ai, đau khổ nhưng những mẩu chuyện trong đó thật sự khiến người đọc dâng lên niềm thương cảm và cay đắngNgười con bị tật nguyền cố dĩ đã tội nghiệp, đã đáng thương nhưng bậc cha mẹ đứng trước những đứa con của mình lại càng đáng thương biết bao nhiêuVì họ trao cho chúng sự sống, nhưng chúng lại không có khả năng cảm thụ nó một cách toàn vẹn, không có khả năng được xã hội nhìn bằng một con mắt bình thường như người khác, không có khả năng tìm được những người bạn thân thiết, sống một cuộc sống như bao người, được hưởng thụ sự coi trọng của người khác dù họ có cố gắng đến mấy,..cuối cùng có chăng chỉ là sự thương hại, ánh mắt đau xót, sự an ủi... Có lẽ, vậy cũng là đủMong rằng người đọc sẽ thấu hiểu, điều thiêng liêng gắn bó nhất trên đời, chính là tình cảm gia đình này, cha mẹ yêu thương con cái của mình, dẫu rằng nó không được như bao người, và những người không may mắn đó, không thể chọn cho mình cuộc sống mà mình muốn, hãy cho họ tình thương và cảm thông, có khi chỉ một chút vậy là có thể cho hy vọng và nguồn sống, sự cổ vũ và động lực lớn nhất trong cuộc sống.
Tác giá: Jean-Louis Fournier