Thiết Huyết Đại Minh
Nhóm dịch: Nghĩa HiệpĐả tự: trongkimtrnTịch Mịch Kiếm Khách từng được các độc giả biết đến qua tác phẩm Sở Hán tranh bá đã được nhóm dịch Nghĩa Hiệp dịch trọn bộ. Nay nhóm dịch Nghĩa Hiệp tiếp tục giới thiệu đến các bạn một tác phẩm lịch sử quân sự khác của ông: Thiết huyết Đại Minh.Nhân vật chính Vương Phác kiếp trước là một thanh niên vừa tốt nghiệp đại học, vì không xin được việc nên đi làm đại ca đường phố, cầm đầu một nhóm du côn, trong một lần chém giết tranh giành địa bàn, kết quả Vương Phác bị trúng một gậy vào đầu ngất xỉu, linh hồn hắn xuyên về triều Đại Minh, thời kỳ Sùng Trinh Đế nắm quyền (vị hoàng đế người Hán cuối cùng cai trị Trung Quốc trước khi triều đình rơi vào tay nhà Thanh của người Mãn Châu), hồn nhập vào Vương Phác, một Tổng binh trấn Đại Đồng, thiếu gia nhà giàu ăn chơi trác táng, sợ chết, chức vụ có được cũng là do bỏ tiền ra mua. Cũng từ đây, một Vương Phác mới xuất hiện đã hoàn toàn làm thay đổi lịch sử. Vì tuyệt hậu hoạn, Vương Phác thanh trừ Mãn Thanh Thát Tử.Vì bình biên hoạn, Vương Phác chinh phục cả Đại Mạc.Vì luyện binh, Vương Phác đã dùng mọi thủ đoạn thu về số bạc khổng lồ!Vì kiếm tiền, Vương Phác có thể sử dụng toàn bộ mánh khóe, kết quả không thể không tránh khỏi phát sinh hiểu lầm với Tần Hoài Bát Diễm. Vì giữ gìn thống nhất đế quốc, Vương Phác tiêu diệt Lý Tự Thành cùng Trương Hiến Trung, lột da rút gân Hán gian Ngô Tam Quế nhét cỏ làm thành đèn lồng da người!.... Vương Phác, trong hắn có hai con người, một con người nghĩa khí và tâm huyết, một con người hung tàn hơn cả dã lang. Nghĩa khí và tâm huyết của Vương Phác chỉ biểu hiện đối với những huynh đệ và người yêu từng sinh tử với hắn, vì bảo vệ người yêu và huynh đệ đã từng vào sinh ra tử của mình, lúc cần thiết Vương Phác thậm chí không tiếc hy sinh tính mạng vì họ, cách làm như vậy trong mắt nhiều người cho là ngu xuẩn, là kích động, nhưng Vương Phác không nghĩ như vậy, hắn có nguyên tắc của mình.Cho nên có đôi khi, Vương Phác giống như một tay hành động lỗ mãng không có đ
Tác giá: Tịch Mịch Kiếm Khách